Ngày xưa, Yến sào (Tổ yến) rất quý hiếm, chỉ được tìm thấy ở các hàng động ngoài đảo, giá thành thường rất đắt đỏ do công người thợ ra đảo, treo mình trên những chiếc sào tre treo leo nơi vách đá dựng đứng để “hái” tổ.

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, Yến sào không còn là món ăn quý hiếm và đắt đỏ nữa vì con người đã sáng chế ra cách để khai thác “vàng trắng” mà không tốn quá nhiều công sức và thời gian đó là “ Nuôi chim yến”.

 

Nuôi chim yến có nhiều ưu điểm như: Không cần đầu tư mua giống, không phải lo thức ăn (vì chim yến thường ăn trong lúc bay, thức ăn của chim yến là những loại côn trùng đang bay trên không trung, khi về tổ chủ yếu là xây tổ và ngủ, không tiếp xúc với sinh vật khác), không phải lo dịch bệnh.

Mô hình nuôi yến hiện nay đang rất phát triển và đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Công thức để xây nhà Nuôi yến thành công là: Phụ thuộc 40% vào địa điểm, 50% phụ thuộc vào kỹ thuật, 10% còn lại là yếu tố may mắn.

1. Đặc điểm nơi ở của chim yến

Chim yến ưa sự yên tĩnh hoang sơ, chúng thường đến trú ngụ ở các ngôi nhà cũ, ít sử dụng. Do vậy, ngôi nhà nuôi yến lý tưởng nên gần đồng ruộng, bụi cỏ, rừng cây thấp, biển, sông, hồ – tạo điều kiện để chim tìm mồi dễ dàng, nhất là vào mùa mưa. Nhà nuôi yến mới phải được xây trong vùng có chim yến sinh sống, khu vực chim kiếm ăn, dưới đường chim bay. Không xây nhà ở nơi có nhiều hãng xưởng, nhà máy, các côn trùng – nguồn thức ăn của yến – thường sẽ bị tiêu diệt do đô thị hóa.

Nhà chim phải xây ở nơi tương đối an toàn tránh các loài dịch hại như chim quạ, đại bàng, chim cắt… là những loài thích ăn thịt chim. Các loài chim săn mồi này sẽ làm chim yến sợ và sẽ tìm nơi khác an toàn hơn.

Môi trường lý tưởng với chim yến được tạo ra trong nhà nuôi gồm:

- Độ ẩm rất cao: Từ 85% trở lên. Độ ẩm thấp khiến tổ chim yến bị khô và rơi xuống sàn do đó chim yến không thích môi trường khô. Nhà yến được điều chỉnh độ ẩm bằng hệ thống phun sương.

- Âm thanh bầy đàn: Chim yến cảm thấy an toàn hơn trong môi trường có nhiều đồng loại. Do đó nhà yến mới sẽ được lắp các loa phát âm thanh bầy đàn chim yến thu được trong các nhà yến lâu năm hoặc hang yến tự nhiên.

- Ít ánh sáng: Chim yến là loài chim duy nhất có thể phát ra sóng siêu âm và bay được trong đêm tối.

- Có mùi bầy đàn thân thuộc: Nhà yến mới được rải phân chim từ nhà yến cũ để tạo mùi bầy đàn quen thuộc.

- Không có địch hại: Các loại chuột, tắc kè, gián, kiến, nhện ... phải được loại trừ trong nhà nuôi.

2. Chu kỳ hoạt động ngày đêm của chim yến tại nhà yến

Chim yến hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Thời điểm chim Yến rời nhà được ghi nhận là từ 5h28’-5h36’ sáng và về nhà là 16h55’- 17h15’ chiều. Tuy nhiên, các thời điểm này sẽ có sự dao động qua các tháng và nhân tố chi phối sự dao động này là sự thay đổi chu kỳ chiếu sáng và các hoạt động của chim trong mùa sinh sản.

Số lần rời và về nhà yến trong ngày theo thay đổi đời sống chim yến theo mùa sinh sản và rất rỏ ràng.

Trong mùa sinh sản chim yến rời và về nhà yến, thời kỳ chim ghép đôi và làm tổ 1 lần/ngày, thời kỳ chim đẻ và ấp trứng 2 lần/ngày, thời kỳ nuôi và chăm sóc con non 4-5 lần/ngày

 

 3. Đặc điểm và tập tính sinh sản của chim yến

Chim yến sinh sản theo mùa, vào khoảng giữa tháng 01 chim bắt đầu xây tổ, đến giữa cuối tháng 3 bắt đầu đẻ trứng.

Chim yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi chim con, sinh sống khá ổn định, bay đi, bay về đúng hang, đúng tổ theo những hướng khá ổn định.

Chim non nở ra trụi lông, màu hồng nhạt, da nhăn nheo. Sau 5 - 6 ngày tuổi, đâm lông tơ, lông mọc rất ít, chậm và giữ ít lông như vậy đến khoảng 20 ngày tuổi và mọc khá đều ở 30 - 40 ngày tuổi, khoảng 45 ngày thì bay được.

Chim yến 8 - 10 tháng tuổi thành thục và đẻ trứng lần đầu.

Chim xây tổ 30-80 ngày, giao cấu và đẻ trứng 5 - 8 ngày, ấp trứng: 23 ÷ 30 ngày, từ trứng nở đến lúc chim non bay khỏi tổ là 43 ± 3 ngày..

Chim yến nhà bắt cặp ghép đôi sống chung sau 3-4 tháng tuổi.

Nhịp độ sinh sản phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch tổ. Nếu sau khi chim yến làm xong tổ và chuẩn bị đẻ thì bị lấy tổ không cho chim ấp nở nuôi con thì chim sẽ lập tức làm tổ lại nên chim nhà có thể đẻ nhiều lần trong chu kỳ một năm.

Trong nhà yến để chim tự ấp nở thì mỗi năm mỗi cặp chim chỉ có thể đẻ khoảng 3 lần. Một chu kỳ sinh sản của chim khoảng 3-4 tháng, trong đó 1-2 tháng là xây tổ và 2,5 tháng ấp nở nuôi con, và có thời gian nghỉ nhưng về quần đàn thì chim yến nhà đẻ rải rác quanh năm.

Chim yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi chim con, sinh sống khá ổn định, bay đi, bay về đúng hang, đúng tổ theo những hướng khá ổn định.

Mục đích chim yến tổ trắng làm tổ là để đẻ trứng, ấp và nuôi con, không phải làm tổ để ở nên chim không di cư vào mùa đông.

Kỹ thuật xây dựng nhà và nuôi yến tại Việt Nam được thiết kế phù hợp với điều kiện đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta. Các nhà khoa học, các chuyên gia, các đơn vị tư vấn nỗ lực trong nghiên cứu khoa học, giải pháp sáng tạo kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn để bổ sung tổng hợp quy trình kỹ thuật xây dựng nhà yến ngày càng hoàn thiện đạt hiệu quả cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam theo định hướng bền vững.

Trên đây là một số chia sẻ của Yến sào Hà Nội về phương pháp nuôi yến trong nhà để Quý khách có thể hiểu thêm về Yến Nhà và đặt niềm tin tuyệt đối vào giá trị dinh dưỡng của Yến Nhà.

Quý khách cần tư vấn và mua sản phẩm Yến sào, kính mời Quý khách ghé qua Cửa hàng Yến sào Hà Nội hoặc gọi vào Hotline 089 889 8383 để được tư vấn.

Hoặc truy cập website https://yensaohanoi.com/ để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp.

Cùng với phương châm “BẢO HÀNH SẢN PHẨM ĐẾN SỢI YẾN CUỐI CÙNG” chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý khách vì “Sức khỏe của Quý khách chính là nguồn động lực cho chúng tôi phát triển”.

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!